Thư Ngỏ Cung Cấp Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Kính gởi: - BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY- PHÒNG ĐIỀU HÀNH CÔNG TY

THƯ NGỎ

Lời đầu tiênthay mặt toàn thể CLB Đồng Hành Việt xin gởi đến BGĐ Công Ty cùng tập thể Cán Bộ – CNV Công Ty Lữ Hành lời chào trân trọng và lời chúc sức khoẻ, an khang và ngay một thịnh vượng.

Kính thưa Quý Công Ty! Nhằm đáp ứng cho việc phục vụ khách du lịch hiện nay CLB Hướng Dẫn Viên Đồng Hành Việt được thành lập năm 2005, chuyên cung cấp hướng dẫn viên du lịch nội địa.
Với các đặc điểm như sau: “ Hướng Dẫn Viên có tính chất địa phương
Có đạo đức – tác phong và nắm chắc các dịch vụ
Có kiến thức, kỹ năng tổ chức trò chơi”
Hiện nay CLB Đồng Hành Việt đang đào tạo và cung cấp Hướng Dẫn Viên Nội Địa sinh viên thực tập (không thu phí) cho các Đơn Vị Lữ Hành, Du Lịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội.
Ngoài việc cung cấp hướng dẫn, Công Ty chúng tôi còn đào tạo về tuyến điểm du lịch cho các sinh viên mới, huấn luyện và đào tạo cho nhân viên các Công Ty Du Lịch về nghiệp vụ Sales, Marketing, Điều Hành, Tổ Chức Tour, Tư Vấn Phát Triển Nguồn Nhân Lực….
Với đội ngũ điều hành và hướng dẫn có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động du lịch. Công Ty chúng tôi sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu của các công ty đưa ra trong việc cung cấp các hướng dẫn viên phù hợp với tính chất của tour và yêu cầu của khách du lịch.
- Quý Vị sẽ không tốn bất cứ một chi phí nào khi liên hệ với chúng tôi
- Liên hệ trực tiếp Công Ty
- Công Ty chúng tôi sẵn sàng tư vấn Công Ty trong việc đặt các dịch vụ: Khách sạn, Xe, Nhà hàng và các chương trình du lịch.
Chúng tôi có đầy đủ hồ sơ của Hướng Dẫn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tư các, đạo đức,
tác phong của Hướng Dẫn Viên trong Công Ty.
Rất mong sự ủng hộ của Ban Giám Đốc và Phòng Điều Hành Công Ty. Trân trọng kính chào.

QUY TRÌNH ĐẶT HƯỚNG DẪN VIÊN VÀ BÁO GIÁ

Công Ty Du Lịch có nhu cầu điều hướng dẫn viên du lịch nội địa vui lòng liên hệ: Mr Tiến Đạt
YM: tourguidegroup_donghanhviet- M: 0903976833 - E: cungcaphuongdanviennoidia@gmail.com
Gởi các yêu cầu (booking đặt hướng dẫn) vào địa chỉ mail: cungcaphuongdanviennoidia@gmail.com nêu rỏ tính chất tour và các yêu cầu về hướng dẫn, kèm theo chương trình tour.
- Dong Hanh Viet sẽ gởi mail xác nhận.
- Hướng Dẫn sẽ đến Công Ty Du Lịch họp tour và làm hợp đồng hướng dẫn viên (nếu Công Ty yêu cầu)
- Trong quá trình thực hiện tour, mọi vấn đề liên quan đến Hướng Dẫn vui lòng gọi trực tiếp cho: Anh Đạt – Chủ Nhiệm CLB.
- Công Ty Đông Phương chỉ nhận điều Hướng Dẫn Viên trước ngày tour 10 ngày
- Sau khi kết thúc tour 3 ngày, người của CLB sẽ đến Công Ty Du Lịch thu công tác phí hướng dẫn hoặc Công Ty Du Lịch có thể chuyển khoản qua ngân hàng trước ngày thực hiện tour 1 ngày:
Thông Tin tài khoản:
- Tên chủ tài khoản: Dzoãn Tiến Đạt
- Số tài khoản: 83205279
- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Chi Nhánh Cần Thơ

BIỂU GIÁ CUNG CẤP HƯỚNG DẪN VÀ ĐÀO TẠO NHƯ SAU:
LOẠI TOUR
GIÁ CÔNG TÁC PHÍ
GHI CHÚ
Tour học sinh 1 ngày
350.000đ/ngày
Không VAT
Tour học sinh mầm non
150.000đ/ ½ ngày
Không VAT
Tour công nhân 1 ngày
350.000đ/ngày
Không VAT
Tour dài ngày (khách văn phòng)
350.000đ/ngày
Không VAT
Tour đi vào ngày lễ 2/9 và 40/4
400.000đ/ngày
Không VAT
Tour khách từ Miền Bắc
500.000đ/ngày
Không VAT
Tout khách từ Miền Trung
400.000đ/ngày

Tour Hướng Dẫn Sinh Viên du lịch
600.000đ/ngày
Không VAT
Tiền điện thoại của HDV
30.000đ/ngày (tour từ 4 ngày trở lên)
Không VAT
Tổ chức trò chơi bãi biến (tính theo xe)
200.000đ/xe
(không bao gồm vật dụng)
Tổ chức chương trình sân khấu
500.000đ/1 chương trình <100 người
(không bao gồm vật dụng)
Tổ chức Team Building
(Giá thỏa thuận)

Đào tạo sales
300.000đ/ngày (2 tuần)
Không giới hạn số người
Đào tạo điều hành
500.000đ/ngày (3 tuần)
Từ 1 – 2 người
Tư Vấn Định Hướng Phát Triển Du Lịch
1.000.000đ/ 1 lần (3 tháng)
Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng
Ghi chú:
- Riêng vấn đề đào tạo Sales, điều hành, tư vấn do Mr Đạt trực tiếp đào tạo.
- Công Tác Phí Hướng Dẫn không bao gồm tiền điện thoại, tiền xe di chuyển đi tỉnh đón khách, tiền ăn uống, phòng nghỉ của Hướng Dẫn Viên.
- CLB Đồng Hành Việt chỉ chịu trách nhiệm về Hướng Dẫn Viên, không chịu trách nhiệm về các dịch vụ trên tour do công ty tự đặt.
- Nếu Công Ty Du Lịch nhờ Dong Hanh Viet đặt các dịch vụ, Công Ty sẽ chịu trách nhiệm các dịch vụ đã đặt.
- - Công Ty nên làm hợp đồng liên kết cung cấp Hướng Dẫn Viên dài hạn.
-
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Mr Tiến Đạt
Hotlines: 0903.976.833 – 0906976833
YM: tourguidegroup_donghanhviet
Email : cungcaphuongdanviennoidia@gmail.com
Web: www.cungcaphuongdanviennoidia.blogspot.com
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 07 năm 2012
Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ
DZOÃN TIẾN ĐẠT

ĐĂNG KÝ THAM GIA CLB

Các bạn sinh viên muốn tham gia sinh hoạt CLB Hướng Dẫn Đồng Hành Việt, vui lòng gởi thông tin vào mail: tiendatguide@yahoo.com và điền đầy đủ các nội dung sau: Họ và tên: Ngày tháng năm sinh Sinh viên trường: Năm học Số di động: Yahoo Massenger Khi nhận được thông tin của các bạn, Đạt sẽ gởi mail xác nhận đồng thời gởi cho bạn mẫu đơn đăng ký tham gia Câu Lạc Bộ và Nội Quy của CLB Đồng Hành Việt sau khi điền đầy đủ thông tin, các bạn gởi lại vào mail: tiendatguide@yahoo.com. Sau khi hoàn tất các thủ tục, vào lúc 18h30 các ngày thứ 2,4,6 các bạn đến Công Viên Gia Định tham gia sinh hoạt (đối diện sân bóng đá Phú Nhuận) Lưu ý: Khi gởi mail vui lòng nhắn tin vào số điện thoại:0903976833 cho Đạt CLB chỉ nhận thành viên là sinh viên không kết nạp Hướng Dẫn Viên Mục đích của CLB là đào tạo Hướng Dẫn Viên chứ không điều hướng dẫn đi tour và không thu phí đào tạo

Tuesday, July 19, 2011

Đà Lạt: Nam Phương Hoàng Hậu

Nam Phương Hoàng Hậu(tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan; 1914 - 1963) là vợ của vua Bảo Đại. Bà là vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống của nhà Nguyễn, cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Xuất thân
Bà khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 12, 1914 tại Gò Công, Tiền Giang, xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ, do đó bà còn có tên thánh là Marie Thérèse (Maria Têrêsa). Bà là con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, cháu ngoại ông huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20, một gia đình theo đạo Thiên Chúa, quốc tịch Pháp.
Lê Phát Đạt được người Tây cho đi học ở Pháp về, rồi mở đồn điền trà và cà phê ở cao nguyên Trung phần. Các điền chủ khác thường ít chữ nên chỉ loay hoay với ruộng, vườn tược, sống nhờ bổng lộc từ đó mà ra. Nhưng ông bà Nguyễn Hữu Hào có vốn Tây học, có đầu óc nên mới nghĩ đến khai thác đồn điền. Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng Nhà Thờ ở đường Bùi Chu cũ, hiện nay là nhà thờ Huyện Sỹ, đường Tôn Thất Tùng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Gò Vấp (nhà thờ Chí Hòa đường Cách mạng tháng 8 - Q. Tân Bình được xây dựng với số tiền dư khi xây dựng xong nhà thờ Huyện Sỹ).
Gia đình Nguyễn Hữu Hào chỉ có 2 người con gái, Nguyễn Hữu Thị Lan là thứ hai, chị là Agnès Nguyễn Thị Hào lấy chồng sớm, học hành không rõ đến lớp nào, chồng là bá tước Didelot, làm công chức cho Tây. Cuộc sống hai chị em cứ khách quan mà nói là sung sướng, đầy đủ, được cưng chiều. Họ đã sống tuổi thanh xuân êm đềm và mơ mộng. Và có lẽ đó là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người thiếu nữ sau này làm Hoàng Hậu. Theo những bức hình chụp trong tờ Indochine thì cả hai chị em đều cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam bình thường. Trước ngày đám cưới thì hai chị em đến ở một căn nhà của gia đình ở đường Nguyễn Du bây giờ, trước ngày ra Huế. Các cô ở Sài Gòn để đi học chứ không ở Gò Công. Các tiểu thư ở đường Nguyễn Du, mỗi sáng đi nhà thờ thì băng qua đường Lê Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số là tới nhà thờ Huyện Sĩ. Nhà thờ này theo thói quen lấy tên ông Huyện Sĩ hay Lê Phát Đạt vì ông đã công hiến nhiều để xây dựng nhà thờ.

Cuộc tình với Bảo Đại

Năm 1926, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, khi đó 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9 năm 1932, sau khi thi đậu Tú tài toàn phần (tốt nghiệp Trung học phổ thông cấp 3 hiện nay), Nguyễn Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng đi cùng chuyến tàu đó nhưng hai người không gặp nhau[3].
Gần một năm sau đó, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lí[4] thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.
Về cuộc tình duyên đó, Bảo Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam:
"Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỉ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam".

Hoàng hậu Nam Phương cũng nhắc lại:
"Hôm đó ông Darle, Đốc Lí thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi [5] và tôi đến dự dạ tiệc ở Hôtel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông Darle trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông vừa nói: "Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được". Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói:
-Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèse. (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse)
Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc Quân Vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy, tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.
Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo hành lễ đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài".
Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:
Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Công giáo. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc, Bảo Đại đã nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân  và Triều đình.

Nam Phương Hoàng hậu

Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 31934  Huế. Khi đó Bảo Đại đúng 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các vợ vua triều Nguyễn. Vì mười hai đời vua Nguyễn trước, các bà vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế".
Sau lễ cưới, vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện này xây cất từ thời vua Khải Định nhưng được sửa chữa và tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều vua Bảo Đại.
Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương đã hạ sanh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành, báo hiệu Hoàng hậu Nam phương đã sinh một hoàng tử[8]. Người đó chính là Đông cung Thái tử Bảo Long.
Hoàng hậu Nam Phương cùng Bảo Đại có tất cả 5 người con.
Thái tửBảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936
Công chúaPhương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937
Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938
Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942
Hoàng tửBảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943
Khi đó công việc hàng ngày của hoàng hậu Nam Phương là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ tiệc trong cung đình, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Hoàng thái hậu Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại. Hoàng hậu Nam Phương còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà [Dòng Chúa Cứu Thế]]. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu Nam Phương bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo Dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường.
Hoàng hậu Nam Phương cũng xuất hiện thường xuyên bên cạnh Bảo Đại trong các nghi lễ ngoại giao như đón tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong nước Lào hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Miên... Lần vua Bảo Đại tự mình lái xe hơi đi thăm Nam Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng. Là người Công giáo, hoàng hậu Nam Phương đã đem lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Công giáo ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn, vốn trước đó có những quan hệ căng thẳng kéo dài.

Trở về cuộc sống thường dân

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh điện cho Bảo Đại yêu cầu ông ban dụ thoái vị. Ngày 30 tháng 81945, Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Tháng 9 năm 1945, ông ra nhận chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ. Ngày 16 tháng 31946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa, nhưng không trở về nước. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 121946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Hoàng hậu Nam Phương cùng các con sang Pháp.
Tuy vậy, Nam Phương hoàng hậu được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước. Theo tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949:
Sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ý đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi một thông điệp cho bạn bè ở Á châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:
"Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.
Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi"
Hoàng hậu Nam Phương cũng là người tiêu biểu trong các bà mệnh phụ nhiệt tình với “Tuần lễ Vàng” do Việt Minh phát động tại Huế. Hôm ấy, ngày 17 tháng 91945, bà là người đầu tiên đến bên một cái bàn trải khăn đỏ rồi từ từ tháo hết số hàng trang sức bằng vàng đang mang trên người. Sau đó bà được gắn một huy hiệu in cờ đỏ sao vàng.

Lưu vong

Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Ngôi nhà của bà có rừng bao quanh, gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách... Bảo Đại có đến thăm bà vài lần. Tháng 1 năm 1962, công chúa Phương Liên thành hôn với một người Pháp, Bernard Soulain. Bảo Đại cũng đến dự và đám cưới đó là một sự kiện của vùng.
Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của Phương Liên kết hôn với chàng trai Bordelais. Buồn nản vì tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà.
Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng bà càng khó thở hơn và trái tim bà đã ngừng đập ở tuổi 49. Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963[9]. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.
Đám tang của bà được tổ chức một cách sơ sài lặng lẽ, thưa thớt, vắng vẻ, không tiếng khóc than, không lời ai điếu. Ngày tang lễ, ngoài hai Hoàng tử và ba Công chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ không có một người bà con nào khác. Về phía quan chức Pháp thì chỉ có hai Quận trưởng của Brive la Gaillarde  Chabrignac. Trong suốt thời gian tang lễ Cựu hoàng Bảo Đại cũng không có mặt. Nấm mộ đơn sơ đặt trong nghĩa trang của nhà thờ ngay tại Chabrignac, kém cả những ngôi mộ xây đủ hình khối ở ngay bên cạnh.
Người tới thăm viếng có thể nhìn tấm bia, mặt trước ghi mấy dòng tiếng Pháp: “Ici, repose l"impéreatrice d"Annam née Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan”. (Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan). Mặt sau tấm bia khắc dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ” (mộ phần bà Hoàng hậu Nam Phương của nước Đại Nam ).
Quý Công Ty Du Lịch và Du Khách nếu cần những Hướng Dẫn Viên "thổ địa" tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam (Từ Nha Trang - Đà Lạt đến Miền Tây sông nước),  vui lòng liên hệ:
Tiến Đạt - Chủ Nhiệm CLB Cung Cấp - Đào Tạo Hướng Dẫn Viên Du Lịch Nội Địa Đồng Hành Việt
M: 0903976833
YM:tiendatdongphuong,tourguidegroup_donghanhviet
Email: tourguidegroupdonghanhviet@gmail.com
Web Blog: www.tourguidegroupdonghanhviet.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Thành viên

Thanh xã hội

Nhận xét

Xếp hạng và đánh giá

Trang được khuyến nghị

Nội dung nổi bật

Đăng ký nhận bản tin