Nói đến tranh thêu, những người yêu nghệ thuần hội họa không ai không biết đến XQ - làng nghề thủ công tuyền thống nổi tiếng của Thành Phố Đà Lạt với những bức tranh sinh động y như thật. Đến nay XQ đã mở rộng ra khắp cả nước và nước ngoài, vó công ty phân phối sản phầm riêng và vinh dự có tên trong sách kỷ lục Việt Nam.
I/ Sơ Nét Về Công Ty XQ:
Xuất thân từ trong gia đình gốc Huế vốn rất nổi tiếng về nghề thêu trong cung đình. Nghệ nhân Hoàng Thị Xuân đã thừa hưởng những kỷ xảo tinh tế của nghề thêu truyền thống Việt Nam. Nghề thêu càng được thăng hoa khi chị kết hợp cùng chồng là một bác sỹ có tâm hồn nghệ sỹ - anh Võ Văn Quân. Hai vợ chồng đã phối hợp với nhau để khôi phục lại nghề thêu truyền thống.
Từ năm 1990 - 1992, anh chị bắt đầu sáng tác các tác phẩm thêu với chủ đề "Về một quê hương, về một con người" rất Việt Nam. Cuối năm 1992, anh chị bắt đầu lên Đà Lạt mở lớp đào tạo nghệ nhân thêu tay. Đầu năm 1994, tổ hợp tác thêu lụa XQ đầu tiên ở Đà Lạt do anh chị thành lập với số nghệ nhân là 20 người. Hai năm sau, công ty TNHH XQ Đà Lạt chính thức thành lập, trởi thành công ty thêu đầu tiên ở Lâm Đồng, nhanh chóng nhận được sự ngưỡng mộ của người thưởng ngoạn trong và ngoài nước.
Trải qua biết bao khó khăn vất vả trong buổi đầu tạo dựng cơ nghiệp, XQ hôm nay đã có hơn 10.000 thợ thêu, trong đó có trên 2.000 nghệ nhân, 6 công ty trực thuộc trong nước và nước ngoài. Ngoài ra Công Ty còn xây dựng được mạng lưới bán hàng trên toàn quốc. Để có được thành công như hôm nay, anh chị đã phải xây dựng từ một tổ hợp sản xuất chỉ vỏn vẹn có 20 nghệ nhân. Sự lớn mạnh của XQ càng được khẳng định khi thêu tranh là một nghề thủ công vừa mới được khôi phục, còn gặp vô vàn khó khăn về kỹ thuật, thị trường...
Vợ chồng chủ nhân của hệ thống cửa hàng tranh thêu XQ - Chị Hoàng Thị Xuân và anh Võ Văn Quân tỏ ra là nhà kinh doanh có chất nghệ sỹ khi mới về đây bỏ vốn vào đầu tư lớn để tạo dựng một trang viên mang tên "Đà Lạt nghệ thuật" nằm gần Thung Lũng Tình Yêu. Trong khuôn viên 12.000m2 trải nghiêng trên sườn đồi giữa vùng trồng rau trù phú, một cơ ngơi khang trang được thiết kế dành cho nghề thêu tay, cho thú thưởng thức và chọn mua tác phẩm thêu tay. các dãy nhà vườn ở đây xây dựng liên hoàn theo phong cách Á đông, có tính toán đến từng chi tiết kiểu dáng dân tộc và phân chia bố cục không gian nhằm tôn vinh nghề thêu. Theo ý tưởng của họa sỹ chủ nhân Võ Văn Quân, kỹ năng thêu may bằng tay là một phần trong phầm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vì vậy hình ảnh người phụ nữ trước khung thêu phải được đặt tại vị trí đẹp nhất trong không gian trang viên. Còn nữ chủ nhân Hoàng Thị Xuân, người thừa hưởng bí quyết nghề thêu và phương pháp nhuộm chỉ thêu truyền thống mong muốn tạo dựng một cơ sở cho nghề thêu tay thăng hoa bằng những sản phẩm thêu chất lượng cao và có nội dung dân tộc đậc đáo.
Trang viên còn là nơi tham quan cho khách các tour du lịch đặt trước, là nơi gặp gỡ bè bạn, nơi thể nghiệm, trưng bày và biểu diễn nghệ thuật. Những hình thức nghệ thuật tao nhã như thư pháp, cắm hoa, bài trí sắp đặt có không gian để thể hiện. Chủ nhân còn tài trợ cho những cuộc trưng bay hoa phong lan, những buổi trình diễn thời gian thêu, đọc thơ, múa hát dân tộc, họp mặt nghệ sỹ, nghệ nhân các bộ môn nghệ thuật. Họa sỹ Quân lập ra sân chơi này nhằm đề cao nét đẹp văn hóa của người Đà Lạt, đặc biệt là phụ nữ : yêu cái đẹp, hiếu khách, dịu dàng và đặc biệt chăm chỉ...
Ở trung tâm thành phố Đà Lạt có một cửa hàng lớn giới thiệu các sản phẩm thêu thủ công mang tên hiệu: tranh thêu lụa XQ. Khách thăm được HDV tại điểm duyên dáng của cửa hàng mời xem các phòng tranh thêu trưng bày theo từng chủ đề, nghe thuyết minh về lịch sử nghề thêu truyền thống của Việt Nam và tận mắt tán thưởng đường kim mũi chỉ tinh tế của các cô gái ngồi khoan thai cần mẫn bên khung dêt lụa. Mô hình cửa hàng còn được nhân thêm ở các thành phố: Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang và Huế. những tấm tranh thêu nhiều đề tài đủ kích cở, thể loại; những món đồ thêu trang nhã, sang trọng, phong phú cùng vẻ dịu dàng nhã năn của các nhân viên sẽ làm quý du khách hài lòng khi chọn mua sản phẩm.
Trên nền nghề thêu, trang viên "Đà Lạt nghệ thuật" hay hệ thống cửa hàng tranh thêu XQ giúp du khách hiểu thêm và cảm nhận một phần văn hóa Việt, về bản sắc dân tộc riêng của Đà Lạt - thành phố du lịch nổi tiếng với các quần thể kiến trúc Pháp thế kỷ XIX nhưng mang nhiều nét đặc sắc của văn hóa các dân tộc Tây Nguyên và các miền vă hóa trẽn đất nước. Trong những cố gắng khuyếch trương du lịch và phát triển ngành nghề thủ công, không gian mà Công Ty XQ tạo dựng thật sống động, chứa đựng nhiều nét văn hóa kinh doanh rất đáng trân trọng.
Nhằm giúp du khách hiểu hơn về các tác phẩm nghệ thuật, Công Ty XQ có đội ngũ bán hàng giỏi về chuyên môn và khá am hiểu về nghệ thuật. Ngoài ra Công Ty còn có đội ngũ chăm sóc sản phẩm sau bán hàng.
Trong đời sống thị trường hiện nay, một làng nghề tranh thêu như XQ phát triển và đi lên được không phải là chuyện dễ dàng. Để làm được điều đó XQ đã biết cách kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố truyền thống với hơi thở thời đại, làm hồi sinh một sòng tranh nổi tiếng, một làng nghề tưởng chừng chỉ còn trong những câu chuyện huyền thoại.
Bằng sự tài hoa, sáng tạo và khéo léo, những nghệ nhân XQ đã tạo nên nhiều tác phẩm tranh thêu độc đáo, trở nên nổi tiếng trong nước, ngoài nước. Công Ty XQ đã nhận được nhiều bằng khen, huy chương vàng cho tác phẩm của mình, đồng thời được cấp lãnh đạo trung ương đánh giá cao trong việc phục hồi một ngành nghề truyền thống. Với mong muốn phổ biến và phát triễn hơn nữa tranh thêu truyền thống. Với mong muốn phổ biến và phát triển hơn nữa tranh thêu truyền thống.
II/ NGHÊ THUẬT THÊU TRANH XQ:
Tranh thêu truyền thống Việt Nam thường có nội dung bị bó hẹp trong phạm vi các tích cổ như: ngư - tiều - canh - độc..", "tùng cúc trúc mai hay "lý ngư vọng nguyệt" mang tính tượng trưng, ước lệ. không muốn rập khuôn những gì đã có, vợ chồng họa sĩ Quân - Quân đã tìm tòi,tạo ra các mẫu thêu mới. Nhiều mẫu thêu của của XQ đã đứng vững, được thị trường ưa chuộng như: "Lời nói thiêng", "Khúc hát nguồn cội", "nuôi con lớn lên",...Đặc biệt, tác phẩm "khúc hát nguồn cội" co1` kích thước cao 330 280cm do 9 nghệ nhân làm việc ròng rã suốt 235 ngày đã được ghi vào kỷ lục Việt Nam là t1c phẩm tranh thêu tay lớn nhất. Một tác phẩm tranh thêu tay đẹp và có hồn không chỉ nhờ vào đường kim mũi chỉ mà còn ở sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn nghệ nhân và họa sỹ vẽ lên bức tranh ấy "Khúc hát nguồn cội" hoàn thành từ cảm hứng vượt thời gian trở về nguồn cội với cây cỏ nơi thiên nhiên và con người giao hòa cùng nhau. Đó cũng là âm hưởng chung của tranh thêu XQ, luôn hướng công chúng vào những đề tài quê hương, thiên nhiên, đất nước.
Cùng một mẫu thêu, mỗi nghệ nhân với cảm xúc khác nhau sẽ có nhiều cách phối màu riêng biệt. Mẫu thêu thường được lấy từ tranh, ảnh của các họa sỹ, nhiếp ảnh nổi tiếng, chụp lại trên giấy can, đồ lại bằng kim có gắn đầu chì cacbon cho thêm đậm nét sau đó chuyển tải mẫu vẽ lên vải trắng bằng cách dùng kim thêu xâm những đường nét hoa văn, rắc bột màu, dầu hoa lên mẫu. Tiếp đó, công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhẫn nại nhất của nghệ nhân thêu mới bắt đầu. Để hoàn thành một tác phầm tranh thêu, một nhóm thợ 2 - 3 người phải làm việc miệt mài cả tháng trời. Với những bức tranh lớn, nhiều chi tiết phức tạp phải mất 5 - 6 tháng mới xong. Thêu một bức tranh chân dung là phức tạp nhất, phải nhờ vào những nghệ nhân có đôi tay vàng. Trong quá trình ấy, người thợ luôn phải tiếp xúc với không ít hóa chất, bụi màu tương đối độc hại. Một tác phẩm hoàn thành, không chỉ có thợ tay nghề giỏi, mà ở đó còn chứa cả một tâm hồn, lòng nhiệt huyết của cả tập thể.
Những bức tranh thêu của XQ thất lung linh sống động nhờ sự kết hợp màu sắc hết sức hài hòa, tạo cho bức tranh một sức sống mạnh mẽ. Vì vậy, việc chọn màu chỉ cho tranh thêu là cả một nghệ thuật, được tích lũy bằng nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài những loại chỉ màu công nghiệp, XQ còn sử dụng nhiều loại chỉ tơ tằm có độ óng mịn tự nhiên tạo cho bức tranh phong cảnh một sự gần gũi với cuộc sống. Việc sử dụng màu chỉ trong tranh thêu còn phụ thuộc vào kích thước, chi tiết của bức tranh, có khi chỉ vài ba màu, nhưng có khi người người thợ phải phối hợp đến hàng trăm màu chỉ khác nhau. Nét sinh động và diễm lệ mà tranh thêu XQ để lại trong lòng người là sự hòa sắc tinh tế ấy. Tất cả ngôn ngữ hội họa được hòa quyện trong nghệ thuật thêu cổ truyền. Chính vì vậy, tranh thêu không đơn thuần để trang trí mà trong từng đường kim mũi chỉ, từng gam màu dường như ẩn chứa số phận của mỗi con người qua mỗi tác phẩm, làm thổn thức không ít trái tim người thưởng ngoạn.
This comment has been removed by the author.
ReplyDelete